Bệnh nan y bất trị, Tô Lâm “gặm” giấy khi trả lời phỏng vấn!

Sáng 23/9 theo giờ Mỹ, ông Tô Lâm nhận trả lời phỏng vấn của Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng – Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á Weatherhead, thuộc Đại học Columbia.

Không như lãnh đạo các nước dân chủ, ông Tô Lâm đã yêu cầu phải đưa câu hỏi trước, để thư ký soạn sẵn câu trả lời, và khi phỏng vấn thì đem ra đọc.

Đặc biệt hơn nữa, chỉ những du học sinh Việt Nam từ miền Bắc mới được cho phép đặt các câu hỏi. Có lẽ, những du học sinh này cũng phải cung cấp trước nội dung câu hỏi. Thứ nhất, ông Tô Lâm muốn tránh những câu hỏi nhạy cảm về nhân quyền, về tự do ngôn luận trong nước Việt Nam. Thứ nhì là để thư ký soạn thảo sẵn câu trả lời.

Ở các nước dân chủ, các nguyên thủ quốc gia phải đi khắp đó đây thuyết trình, bằng chính tài hùng biện của mình, để tranh thủ lá phiếu. Có thể tự ứng phó trước những vấn đề không chuẩn bị trước, họ vừa có tài ăn nói, vừa có kiến thức đủ rộng, đủ sâu, để giải quyết vấn đề. Cho nên, việc trả lời phỏng vấn không cầm giấy, là chuyện bình thường của giới lãnh đạo, ở các nước dân chủ.

Ngược lại, từ trước đến nay, lãnh đạo Cộng sản Việt Nam qua nhiều thế hệ, chỉ biết cắm mặt vào tờ giấy mà đọc, chứ hoàn toàn không có khả năng ứng biến linh hoạt. Đây được xem là căn bệnh nan y của giới lãnh đạo Cộng sản. Nó giống như một căn bệnh di truyền, nối tiếp từ thế hệ trước đến thế hệ sau.

Còn nhớ, hồi đám tang ông Nguyễn Phú Trọng, ông Võ Văn Thưởng – cựu Chủ tịch nước, phải mang theo “phao” khi ghi sổ tang. Khả năng chữ nghĩa của ông Thưởng nghèo đến mức, không thể tự viết nổi một câu chia buồn vào sổ tang.

Có ý kiến giải thích rằng, sở dĩ, những lãnh đạo ở các nước dân chủ không cần chuẩn bị giấy, vì họ có kiến thức. Họ có thể “thao thao bất tuyệt” về vấn đề mà họ tâm huyết. Ngược lại, những người đầu óc rỗng tuếch, tri thức hạn hẹp, thì họ có thể lấy kiến thức ở đâu ra để dùng, khi được phỏng vấn? Vì thế, họ cần có câu hỏi được chuẩn bị trước. Nếu buộc họ phải tùy cơ ứng biến, thì có khi, họ lại “hóa câm”, lúc đó, Việt Nam lại mang một nỗi nhục quốc thể khác.

So sánh giữa lãnh đạo các nước dân chủ và lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, thì thấy, có rất nhiều điểm trái ngược. Các quan chức Cộng sản thì “phàm ăn”, nhưng tri thức thì rỗng tuếch.

Phàm ăn ở đây chỉ về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ông Tô Lâm thì đớp bò dát vàng, và hàng ngàn tỷ trong các vụ án tham nhũng. Có lẽ, với quan chức Cộng sản, thì cái gọi là “kiến thức” của họ chính là những miếng thịt bò dát vàng đắt đỏ, những bộ gậy đánh golf sang chảnh, những biệt phủ lộng lẫy, và những đồng hồ bạc tỷ vv…

Việc giới lãnh đạo Việt Nam phải “gặm” giấy, mỗi khi trả lời phỏng vấn của nước ngoài, nói lên rất nhiều điều. Trước hết, nó vạch trần rằng, trong đầu những lãnh đạo Cộng sản là chẳng có gì, ngoài những âm mưu và thủ đoạn, cũng như những trò ma mãnh vv…

Với những lãnh đạo như vậy, thì đất nước này sẽ đi về đâu?

Đảng đã dẫn dắt đất nước đi lạc lối, nhưng vẫn không chịu nhận sai lầm. Vận mệnh đất nước đang bị những cái đầu thiếu trí tuệ điều khiển, như vậy, bất hạnh nào bằng?

Câu “trí tuệ giới hạn nhưng thủ đoạn vô biên”, là một câu miêu tả rất đúng về những người Cộng sản và cả Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, để tìm một quan chức có trí tuệ và ít thủ đoạn, thì chắc chắn là không thể. Môi trường do Đảng tạo ra không có chỗ cho người có trí tuệ, chỉ có chỗ những kẻ lừa dối và thủ đoạn.

Ông Tô Lâm đã ngoi lên được ghế cao nhất trong Đảng, thì ắt, ông phải có thủ đoạn vượt trội. Còn về trí tuệ của ông, thì có lẽ đã bị “tiêu biến”, vì ông không cần đến nó từ lâu.

 

Thái Hà – Thoibao.de